Cơ chế vận hành của BIOS BIOS

BIOS được chứa sẵn (thường ở dạng nén dữ liệu) trong các con chip như là PROM, EPROM hay bộ nhớ flash của bo mạch chính. Khi máy tính được mở qua công tắc bật điện hay khi được nhấn nút power,thì BIOS được khởi động và chương trình này sẽ tiến hành các thử nghiệm khám nghiệm trên các ổ đĩa, bộ nhớ, bo hình, các con chip có chức năng riêng khác và các phần cứng còn lại.

Thông thường, BIOS tự giải nén vào trong bộ nhớ chính của máy tính và bắt đầu vận hành từ đây. Hầu hết các lắp đặt của BIOS ngày nay có thể thực thi cài đặt các chương trình giao diện CMOS. Bộ phận này (CMOS) là nơi lưu giữ các dữ liệu cài đặt chuyên biệt của người dùng; như thời gian, các đặc tính chi tiết của ổ đĩa, việc gán chức năng khởi động cho bộ điều khiển (controller) nào, hay ngay cả mật mã khởi động máy,... CMOS được truy cập bởi BIOS.

Đối với hệ kiến trúc 80x86, mã nguồn BIOS của các máy PC và AT thời kỳ đầu đã có kèm Bản tham chiếu kĩ thuật IBM.

Trong hầu hết các lắp đặt của BIOS ngày nay, người dùng có thể lựa chọn thiết bị nào được khởi động trước: CD, đĩa cứng, đĩa mềm, ổ USB, hay các thiết bị lưu trữ tương thích. Thủ tục này đặc biệt hữu ích cho việc cài đặt các hệ điều hành hay khởi động từ CD/DVD khởi động được hay ổ USB khởi động được và cho việc lựa chọn thứ tự của việc kiểm tra sự hiện hữu của các vật liệu (media) khởi động được.

Một số BIOS cho phép người dùng lựa chọn hệ điều hành để nạp vào bộ nhớ (thường thấy khả năng này trong các máy mới có kiến trúc 64-bit như các hệ máy chủ Itanium của HP chẳng hạn). Mặc dù vậy, thường thấy hơn, thì thao tác này được tiến hành bởi giai đoạn hai của bộ tải khởi động (boot loader).